Hệ Thống Xử Lý Nước Thải - Giặt Ủi Công Nghiệp Del Tech
Hệ thống xử lý nước thải của Nhà Máy Giặt Ủi Công Nghê Cao Del Tech được thực hiện theo quy trình như thế nào? Dưới đây là quy trình xử lý nước thải tại Nhà máy giặt ủi Công nghệ cao Del Tech
Hồ Thu Gom -> Tháp Giải Nhiệt -> Bể Điều Hoà -> Thiết Bị Phản Ứng Siêu Tốc -> Bể Tuyển Nổi Siêu Nông (DAF) -> Bể MBBR -> Bể Sinh Học Hiếu Khí (Aerotank) -> Bể Lắng Sinh Học -> Bể Lắng Sinh Hoc.-> Bể Khử Trùng -> Bể Chứa Bùn -> Máy Ép Bùn.
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy sẽ theo hệ thống thoát nước chảy vào hố thu gom của hệ thống xử lý nước thải.
• Hố thu gom
Nước thải sẽ được xử lý sơ bộ bằng thiết bị lược rác thô với kích thước khe hở 5-8 mm. Rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại và được đưa ra ngoài để xử lý định kỳ. Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt.
• Tháp giải nhiệt
Nước thải của quá trình giặt ủi có nhiệt độ cao khoảng 70-80°C, do đó sau khi qua hố thu gom sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt. Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt là trích nhiệt từ nước và thải ra bên ngoài khí quyển qua hệ thống làm mát từ cánh quạt và tấm tản nhiệt.Sau đó, nước thải sẽ tự chảy xuống bể điều hòa.
• Bể điều hòa
Bể điều hòa với nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau. Bể điều hòa sẽ được sục khí bằng máy thổi khí và phân phối bằng hệ thống ống đục lỗ nhằm xáo trộn nước thải tránh quá trình lắng cặn, phân hủy kỵ khí và phát sinh mùi hôi trong lên thiết bị phản ứng siêu tốc. Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên thiết bị phản ứng siêu tốc.
• Thiết bị phản ứng siêu tốc
Thiết bị phản ứng siêu tốc được thiết kế dạng ống ziczac. Thiết bị này được làm bằng các ống nhựa hình ziczac làm tăng khả năng xáo trộn hóa chất vào nước thải. Hóa chất được châm vào đó là hóa chất keo tụ PAC và hóa chất trợ keo tụ Polymer Anion lần lượt được châm vào ở các đoạn ống đầu của thiết bị phản ứng siêu tốc theo các quá trình:
- Hóa chất PAC được châm vào nhằm phá vỡ sự bền vững của các hạt keo và giúp chúng kết dính lại thành các bông bùn nhỏ.
- Hóa chất Polymer Anion được châm vào nhằm mục đích hỗ trợ keo tụ giúp cho kích thước các bông cặn lớn lên và có thể loại bỏ được ở bể DAF.
• Bể tuyển nổi siêu nông (DAF)
Bể DAF là một bước đột phá so với thiết bị xử lý nước thải ứng dụng phương pháp tuyển nổi thông thường. Các vi bọt khí cực mịn được tạo bởi máy nén khí đưa vào bồn tạo áp cùng dòng nước thải tuần hoàn trước khi đưa vào thiết bị tuyển nổi siêu nông thay vì được cấp trực tiếp như đối với các thiết bị tuyển nổi thông thường.
Các bộ phận chính của thiết bị gồm có 5 bộ phận chính: thân bể, bộ phận phân phối nước quay, bộ phận phân phối khí hòa tan, một cơ chế khung và cơ chế thu nước hút nước. Vòi nước vào - ra và vòi thu cặn đều tập trung ở các khu vực trung tâm của thân bể, bộ phận phân phối nước, bộ phận thu nước, các bộ phận giải phóng khí hòa tan được kết nối với các khung bể và xoay xung quanh trung tâm của bể. Dầu mỡ, cặn lơ lửng sẽ được tách khỏi bể tuyển nổi siêu nông và được dẫn về bể chứa bùn. Phần nước trong sau khi qua bể tuyển nổi siêu nông sẽ tự chảy sang bể MBBR.
• Bể MBBR
Bể MBBR là bể xử lý sinh học bằng màng vi sinh dính bám trên các giá thể lơ lửng. Đây là một giá thể tương đối mỏng và diện tích tiếp xúc lớn cung cấp một không gian đủ lớn trong đó các vi sinh có thể hình thành và phát triển trong các lỗ được bảo vệ, nhưng tại cùng một thời điểm vẫn duy trì được sự tiếp xúc thường xuyên với nước thải. Vi sinh dính bám trên giá thể có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Các giá thể này có thể ở dạng đĩa tròn.
Các màng vi sinh được hình thành trên bề mặt giá thể có 3 lớp khác nhau. Lớp trong cùng là màng vi sinh kỵ khí, lớp giữa là lớp màng vi sinh thiếu khí và lớp ngoài cùng là lớp màng vi sinh hiếu khí. Nhờ quá trình hình thành các lớp vi sinh khác nhau mà Bể MBBR có hiệu quả xử lý Nitơ, Photpho và BOD cao hơn rất nhiều so với bể bùn hoạt tính thông thường.
• Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ tự chảy vào bể sinh học hiếu khí. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O…
Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí vi khuẩn hấp phụ Photpho, Nitơ cao hơn mức bình thường, Photpho và Nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau.
Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3–, SO₄²-,…
Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn Nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix và Geotrichum… vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.
• Bể lắng sinh học
Nước thải sau khi qua Bể sinh học hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng sinh học. Bể lắng sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính đã xử lý trong bể sinh học hiếu khí. Phần nước trong sau khi ra khỏi bể lắng sẽ tự chảy vào bể khử trùng. Bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn lại bể MBBR và sinh học hiếu khí nhằm bảo đảm lượng bùn trong bể, phần bùn dư được đưa sang bể chứa bùn.
• Bể khử trùng
Phần nước trong sau khi ra khỏi bể lắng sinh học sẽ tự chảy vào bể khử trùng. Tại đây hóa chất khử trùng được châm vào để tiêu diệt các vi trùng vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Coliforms,… trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đạt Tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN Phúc Long. • Bể chứa bùn Phần bùn dư bể lắng sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Ngoài ra còn có lượng cặn, dầu mỡ từ bể tuyển nổi siêu nông cũng được đưa về bể chứa bùn. Sau đó được bơm vào máy ép bùn để làm giảm độ ẩm của bùn thải.
• Máy ép bùn
Máy ép bùn được sử dụng là máy ép bùn băng tải. Máy ép bùn được sử dụng cho bùn hóa lý và sinh học với các ưu điểm như sau: tạo bùn khô, tỷ lệ chất rắn được giữ lại cao, yêu cầu về năng lượng vừa phải, chi phí vận hành và đầu tư khá thấp. Tại máy ép bùn, hóa chất Polymer Cation sẽ được bơm vào nhằm tạo điều kiện kết dính bùn với nhau. Phần bùn sau ép được lưu trữ tại khu vực chứa bùn và sau đó định kỳ sẽ được xe thu gom vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định Xả thải trực tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống luôn là thực trạng nhức nhối của các cơ quan chức năng. Điều này không thể chấm dứt nếu các doanh nghiệp chỉ chú tâm vào lợi nhuận mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
Nhà Máy Giặt Ủi Công Nghệ Cao Del Tech với phương châm kinh doanh luôn gắn liền trách nhiệm xã hội chung tay bảo vệ môi trường, không chỉ riêng một vài bộ phận mà tất cả cán bộ công nhân viên nhà máy chúng tôi đều có trách nhiệm.
Xuất phát từ những hành động nhỏ nhất, từ việc tạo thói quen để rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng vật dụng đựng đồ ăn thức uống bằng chất liệu nylon, tiết kiệm nước...mọi hành đều hướng tới xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho từng thành viên của nhà máy, từ hành động nhỏ tạo thành kết quả to.
Hãy đến với Nhà máy giặt ủi công nghệ cao Del Tech để được trải nghiệm GIẢI PHÁP GIẶT ỦI HOÀN HẢO!
Xem thêm: Del Tech - Công Ty Giặt Ủi Cao Cấp, Chuyên Nghiệp, Uy Tín
Hồ Thu Gom -> Tháp Giải Nhiệt -> Bể Điều Hoà -> Thiết Bị Phản Ứng Siêu Tốc -> Bể Tuyển Nổi Siêu Nông (DAF) -> Bể MBBR -> Bể Sinh Học Hiếu Khí (Aerotank) -> Bể Lắng Sinh Học -> Bể Lắng Sinh Hoc.-> Bể Khử Trùng -> Bể Chứa Bùn -> Máy Ép Bùn.
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy sẽ theo hệ thống thoát nước chảy vào hố thu gom của hệ thống xử lý nước thải.
• Hố thu gom
Nước thải sẽ được xử lý sơ bộ bằng thiết bị lược rác thô với kích thước khe hở 5-8 mm. Rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại và được đưa ra ngoài để xử lý định kỳ. Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt.
• Tháp giải nhiệt
Nước thải của quá trình giặt ủi có nhiệt độ cao khoảng 70-80°C, do đó sau khi qua hố thu gom sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt. Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt là trích nhiệt từ nước và thải ra bên ngoài khí quyển qua hệ thống làm mát từ cánh quạt và tấm tản nhiệt.Sau đó, nước thải sẽ tự chảy xuống bể điều hòa.
• Bể điều hòa
Bể điều hòa với nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau. Bể điều hòa sẽ được sục khí bằng máy thổi khí và phân phối bằng hệ thống ống đục lỗ nhằm xáo trộn nước thải tránh quá trình lắng cặn, phân hủy kỵ khí và phát sinh mùi hôi trong lên thiết bị phản ứng siêu tốc. Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên thiết bị phản ứng siêu tốc.
• Thiết bị phản ứng siêu tốc
Thiết bị phản ứng siêu tốc được thiết kế dạng ống ziczac. Thiết bị này được làm bằng các ống nhựa hình ziczac làm tăng khả năng xáo trộn hóa chất vào nước thải. Hóa chất được châm vào đó là hóa chất keo tụ PAC và hóa chất trợ keo tụ Polymer Anion lần lượt được châm vào ở các đoạn ống đầu của thiết bị phản ứng siêu tốc theo các quá trình:
- Hóa chất PAC được châm vào nhằm phá vỡ sự bền vững của các hạt keo và giúp chúng kết dính lại thành các bông bùn nhỏ.
- Hóa chất Polymer Anion được châm vào nhằm mục đích hỗ trợ keo tụ giúp cho kích thước các bông cặn lớn lên và có thể loại bỏ được ở bể DAF.
• Bể tuyển nổi siêu nông (DAF)
Bể DAF là một bước đột phá so với thiết bị xử lý nước thải ứng dụng phương pháp tuyển nổi thông thường. Các vi bọt khí cực mịn được tạo bởi máy nén khí đưa vào bồn tạo áp cùng dòng nước thải tuần hoàn trước khi đưa vào thiết bị tuyển nổi siêu nông thay vì được cấp trực tiếp như đối với các thiết bị tuyển nổi thông thường.
Các bộ phận chính của thiết bị gồm có 5 bộ phận chính: thân bể, bộ phận phân phối nước quay, bộ phận phân phối khí hòa tan, một cơ chế khung và cơ chế thu nước hút nước. Vòi nước vào - ra và vòi thu cặn đều tập trung ở các khu vực trung tâm của thân bể, bộ phận phân phối nước, bộ phận thu nước, các bộ phận giải phóng khí hòa tan được kết nối với các khung bể và xoay xung quanh trung tâm của bể. Dầu mỡ, cặn lơ lửng sẽ được tách khỏi bể tuyển nổi siêu nông và được dẫn về bể chứa bùn. Phần nước trong sau khi qua bể tuyển nổi siêu nông sẽ tự chảy sang bể MBBR.
• Bể MBBR
Bể MBBR là bể xử lý sinh học bằng màng vi sinh dính bám trên các giá thể lơ lửng. Đây là một giá thể tương đối mỏng và diện tích tiếp xúc lớn cung cấp một không gian đủ lớn trong đó các vi sinh có thể hình thành và phát triển trong các lỗ được bảo vệ, nhưng tại cùng một thời điểm vẫn duy trì được sự tiếp xúc thường xuyên với nước thải. Vi sinh dính bám trên giá thể có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Các giá thể này có thể ở dạng đĩa tròn.
Các màng vi sinh được hình thành trên bề mặt giá thể có 3 lớp khác nhau. Lớp trong cùng là màng vi sinh kỵ khí, lớp giữa là lớp màng vi sinh thiếu khí và lớp ngoài cùng là lớp màng vi sinh hiếu khí. Nhờ quá trình hình thành các lớp vi sinh khác nhau mà Bể MBBR có hiệu quả xử lý Nitơ, Photpho và BOD cao hơn rất nhiều so với bể bùn hoạt tính thông thường.
• Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ tự chảy vào bể sinh học hiếu khí. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O…
Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí vi khuẩn hấp phụ Photpho, Nitơ cao hơn mức bình thường, Photpho và Nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau.
Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3–, SO₄²-,…
Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn Nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix và Geotrichum… vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.
• Bể lắng sinh học
Nước thải sau khi qua Bể sinh học hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng sinh học. Bể lắng sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính đã xử lý trong bể sinh học hiếu khí. Phần nước trong sau khi ra khỏi bể lắng sẽ tự chảy vào bể khử trùng. Bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn lại bể MBBR và sinh học hiếu khí nhằm bảo đảm lượng bùn trong bể, phần bùn dư được đưa sang bể chứa bùn.
• Bể khử trùng
Phần nước trong sau khi ra khỏi bể lắng sinh học sẽ tự chảy vào bể khử trùng. Tại đây hóa chất khử trùng được châm vào để tiêu diệt các vi trùng vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Coliforms,… trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đạt Tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN Phúc Long. • Bể chứa bùn Phần bùn dư bể lắng sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Ngoài ra còn có lượng cặn, dầu mỡ từ bể tuyển nổi siêu nông cũng được đưa về bể chứa bùn. Sau đó được bơm vào máy ép bùn để làm giảm độ ẩm của bùn thải.
• Máy ép bùn
Máy ép bùn được sử dụng là máy ép bùn băng tải. Máy ép bùn được sử dụng cho bùn hóa lý và sinh học với các ưu điểm như sau: tạo bùn khô, tỷ lệ chất rắn được giữ lại cao, yêu cầu về năng lượng vừa phải, chi phí vận hành và đầu tư khá thấp. Tại máy ép bùn, hóa chất Polymer Cation sẽ được bơm vào nhằm tạo điều kiện kết dính bùn với nhau. Phần bùn sau ép được lưu trữ tại khu vực chứa bùn và sau đó định kỳ sẽ được xe thu gom vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định Xả thải trực tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống luôn là thực trạng nhức nhối của các cơ quan chức năng. Điều này không thể chấm dứt nếu các doanh nghiệp chỉ chú tâm vào lợi nhuận mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
Nhà Máy Giặt Ủi Công Nghệ Cao Del Tech với phương châm kinh doanh luôn gắn liền trách nhiệm xã hội chung tay bảo vệ môi trường, không chỉ riêng một vài bộ phận mà tất cả cán bộ công nhân viên nhà máy chúng tôi đều có trách nhiệm.
Xuất phát từ những hành động nhỏ nhất, từ việc tạo thói quen để rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng vật dụng đựng đồ ăn thức uống bằng chất liệu nylon, tiết kiệm nước...mọi hành đều hướng tới xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho từng thành viên của nhà máy, từ hành động nhỏ tạo thành kết quả to.
Hãy đến với Nhà máy giặt ủi công nghệ cao Del Tech để được trải nghiệm GIẢI PHÁP GIẶT ỦI HOÀN HẢO!
Xem thêm: Del Tech - Công Ty Giặt Ủi Cao Cấp, Chuyên Nghiệp, Uy Tín